Gỗ Hoàng đàn có giá trị rất cao và sản phẩm gỗ Hoàng đàn thường bị làm giả từ gỗ khác, đó là lý do tại sao khách hàng cần Giám định chất lượng loài gỗ Hoàng đàn, chứng nhận tên loại gỗ Hoàng đàn.
Tên gọi: Hoàng Đàn (Tùng có ngấn).
Tên khoa học: Cupressus torulosa.
Thuộc họ: Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae).
Chi: Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus).
Nhóm: IA
Tên gọi thông thường: Bách Bhutan, Himalaya, Hoàng đàn Việt Nam và Hoàng đàn Trung Quốc
Miêu tả chung cây gỗ Hoàng đàn
Là cây gỗ thường xanh cao 15-25 (45) m, có đường kính ngang ngực 40-60 (90) cm.
Cành mảnh, rủ xuống, có ngọn mỏng như roi.
Cành lá con hình trụ, phân nhánh hình xim, lá nằm chụp trên một mặt phẳng duy nhất. Các lá dạng vảy, hình mác sát, màu xanh đậm, mặt lưng thường có rãnh nhỏ.
Lá lúc non có màu xanh lục hoặc tía, sau chuyển sang màu nâu sẫm, gồm 6-8 (10) vảy
Trái hình khối vương miện (bầu dục), có vỏ dày, màu nâu xám hoặc nâu, bong ra từng dải dọc.
Hoa xuất hiện vào tháng 2-3, hạt chín vào tháng 5-6.
Gỗ màu vàng nhạt với tâm gỗ màu nâu nhạt, cứng và bền, bên trong thì lớp thịt gỗ có màu trắng và phần lõi màu vàng.
Rất nhiều tinh dầu mùi (mùi thơm rất đặt biệt) được tiết ra ngoài Gỗ có màu trắng sữa (gọi là lên tuyết)
Sinh Thái (ecosystems)
Cây gỗ Hoàng đàn là một loài không chịu bóng râm
Cây Hoàng đàn phát triển mạnh trong các khu rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới
Loài Cây Hoàng đàn sẽ phát triển nhanh và tốt tươi trên vùng thổ nhưỡng chất nền có vôi.
Loại Cây Hoàng đàn phát triển khá chậm và khả năng tái sinh tự nhiên rất hạn chế.
Cây gỗ Hoàng đàn phát triển sau 50 năm tuổi
Phân bố
Trên nền đá vôi (ở độ cao 1800-300 m)
Trên núi đất
Trung Quốc (ở Tứ Xuyên)
Việt Nam (ở Lạng Sơn và Tuyên Quang)
Đang được trồng nhiều vùng rừng và nhà dân Việt Nam tại các tỉnh miền núi. . .
Quản lý và bảo tồn
Loài Cây Hoàng đàn đang được xếp vào danh sách Đỏ bị đe dọa / nguy cấp ở Việt Nam và Cites.
Cây Hoàng đàn cần được bảo vệ trong khu vực phân bố tự nhiên còn lại (nhất là tại các các tỉnh Lạng Sơn và Tuyên Quang, và các khu bảo tồn cây rừng thiên nhiên)
Bảo tồn nguồn gen cây gỗ Hoàng đàn (conservation of genetic resources)
Cấm khai thác và buôn bán trái phép loài cây gỗ Hoàng đàn quý hiếm trên phạm vi toàn cầu (illegal trade of rare and precious timber of Cupressus torulosa on a global scale)
Công dụng
Gỗ hoàng đàn là,
Loại gỗ nguyên sinh, có thớ thẳng và vân mịn, có khả năng chống mối mọt và côn trùng.
Được sử dụng để đóng đồ gỗ nội thất (siêu cao cấp)
Chế tạo đồ gỗ mỹ nghệ (Lũa gỗ, . . .)
Khắc khảm tượng và tranh gỗ tâm linh (Phật, Chúa, Long Lân Quy Phụng, tranh thủy mạc Xuân Hạ Thu Đông . . .)
Chiết xuất tinh dầu Hoàng đàn (Thân gỗ và rễ Hoàng đàn có chứa 4.5 – 5.5% hàm lượng tinh dầu. Lá chứa khoảng 0.5 – 0.8% tinh dầu)
Gỗ có mùi thơm, đặc biệt là phần rễ và nu sần, và tinh dầu chiết xuất từ các bộ phận này được sử dụng trong y học để chữa các vết thương do viêm, hoặc làm chất khử trùng, và cũng được dùng làm mỹ phẩm.
Lịch sử
Gỗ Hoàng đàn xưa và nay,
Được vua chúa dùng làm đồ nội thất trong đại nội
Được người dân dùng làm đồ thờ cúng tâm linh trong gia đình
Giá gỗ Hoàng đàn vô cùng đắt đỏ (Khoảng 06 triệu / kg gỗ hoàng đàn mộc thô tại thời điểm 09/2020)
Cách nhận biết gỗ hoàng đàn thật và giả?
Chính xác 100% (Khoa học gỗ):
Giám định chất lượng gỗ Hoàng đàn, bằng phương pháp phân tích tế bào gen gỗ (gọi ngay 088888 9879 gặp anh Nhân)
Dân gian (Không chính xác):
Phun sương nước sạch vào gỗ Hoàng đàn, sau đó dùng bao nylon trùm kín, để trong 24 giờ, mở bọc nylon ra kiểm tra sẽ thấy có tinh dầu tiết ra giống như tuyết màu trắng. Tuy nhiên loài gỗ Ngọc am và Sa mu dầu cũng có cùng kết quả hiện tượng này.
Thực trạng
Hoàng đàn tự nhiên gần như tuyệt chủng (the extinction of a species) do việc khai thác quá nhiều từ những năm về trước (overexploitation).
Ở Lạng sơn của Việt Nam, chỉ còn một số ít cây hoàng đàn nhỏ của hộ gia đình trồng và nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên.
Gốc và Gỗ Hoàng đàn hiện đang được mua bán trên thị trường là do bà con đi đào gốc còn soát lại của những cây đã bị khai thác trong quá khứ và cây do chính họ trồng.
Một số bài thuốc dân gian lưu truyền
Tính vị
Lá và cành cây Bách mộc có vị cay, đắng, hơi chát, tính ôn thường được dùng để sinh cơ, chỉ huyết.
Quả tính bình, vị hơi chát có tác dụng an thần, lương huyết, chỉ huyết, khu phong bào.
Tác dụng dược lý
Cành và lá Bách mộc thường được sắc thành nước đặc bôi bên ngoài để điều trị bỏng da. Ngoài ra, vị thuốc còn có tác dụng điều trị nôn ra máu, tiêu chảy, đau bụng và chữa bệnh trĩ.
Quả dùng điều trị phong hàn, cảm mạo, đau dạ dày, nhức đầu và thổ huyết.
Tinh dầu Bách mộc có thể sử dụng để làm thuốc xoa bóp điều trị ứ huyết, trật khớp, sưng tấy, phong tê thấp, thoa lên các vết thương, lở loét để sát trùng và giúp vết thương nhanh lành. Ngoài ra, tinh dầu cũng được ứng dụng trong ngày công nghiệp mỹ phẩm để bào chế xà phòng thơm, nước hoa, mỹ phẩm.
Khách hàng cần AIM Control (AIM Group®) cung cấp dịch vụ Giám định chất lượng loài gỗ Hoàng đàn hoặc có yêu cầu giám định phân biệt chất lượng loài gỗ, nhóm gỗ, vùng phân bố và chứng nhận tên các loại gỗ, xin liên hệ gửi mẫu gỗ cho chúng tôi
Liên hệ: 088888.9879 (a Nhân)