Công ty AIM Control (AIM Group®) là bên thứ ba kiểm tra trong việc cung cấp Giám định Tạm Nhập Tái Xuất và Cấp Chứng Nhận kiểm tra hàng hóa tái xuất theo qui định hiện hành.
Tại Việt Nam, Tạm nhập khẩu và Tái xuất khẩu hầu hết tại cho các nước có đường biên giới với Việt Nam như Cambodia, Lào, Trung Quốc đối với Thương nhận Việt Nam (không có vốn đầu đầu tư nước ngoài)
Giám định và chứng nhận hàng hóa Tạm nhập tái xuất
AIM Control (AIM Group®) cam kết được cung cấp dịch vụ giám định và chứng nhận hàng hóa Tạm nhập tái xuất cho khách hàng cần tạm nhập hàng hóa, tái xuất hàng hóa trong thời gian nhanh nhất, tốt nhất, chính xác nhất và tiện lợi nhất với đội ngũ nhân viên giám định hàng hóa hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hải quan, thông quan.
Lý do Giám định và chứng nhận hàng hóa Tạm nhập tái xuất: nhằm chứng minh hàng hóa của bạn cần Tạm nhập, tái xuất cho các cơ quan công quyền (như hải quan nước xuất khẩu, hải quan nhập khẩu, hải quan nước tạm nhập), cho người bán, người mua . . .đây không là kinh doanh “không gian lận thương mại”, "không trốn thuế"
Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Ngoại trừ hàng hóa thuộc các Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương ban hành kèm theo Thông tư số 11/2017/TT-BCT.
Thương nhân thực hiện việc tạm nhập tái xuất hàng hóa có điều kiện, thuộc các Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng đã qua sử dụng được ban hành kèm theo Thông tư 05 phải có Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương cấp.
Khi tạm nhập tái xuất các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu thì phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công thương cấp.
Tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tư đối với hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Tạm nhập hàng hóa mà doanh nghiệp đã xuất khẩu để tái chế, sửa chữa bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất sẽ được giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
Hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Lô hàng hóa nhập khẩu chính ngạch nhưng do lỗi chất lượng nên phải tái xuất để thay bằng 01 lô hàng mới.
Các trường hợp khác – theo qui định của Bộ Công Thương
Tạm nhập tái xuất là “Temporary import and re-export"
"Chuyển khẩu là Transit"
Tạm Nhập Tái Xuất là gì?
Tạm nhập tái xuất được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Chuyển Khẩu là gì?
Chuyển khẩu được quy định trong Quy chế này là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Phương thức chuyển khẩu được thực hiện dưới các hình thức:
Hàng hoá được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có quan cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Chuyển khẩu được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Nếu căn cứ như qui định trên thì hàng của công ty bạn mua về rồi sau đó lại bán cho thương nhân khác ở ngoài Việt Nam sẽ thuộc diện” hàng tạm nhập tái xuất.
Giám định và chứng nhận cho tất cả các loại hàng hóa Tạm nhập tái xuất
Giám định hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
Giám định hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kém chất lượng, không đạt chất lượng như hợp đồng mua bán, lỗi kỹ thuật, sai qui cách . . . buộc phải tái xuất
Giám định hàng hóa thuộc loại hàng hóa tranh chấp phải tái xuất
Các chứng từ cần cung cấp cho chúng tôi trước khi giám định và chứng nhận:
Chứng nhận nguồn gốc hàng hóa tạm nhập tái xuất (Certificate Of Original)
Lược khai hàng hóa tạm nhập tái xuất (Packing list)
Tờ khai hải quan của hàng hóa tạm nhập tái xuất
Hợp đồng mua bán hàng hóa tạm nhập tái xuất
Vận đơn đường biển, hàng không của hàng hóa tạm nhập tái xuất (B/L, AWB)
Hóa đơn thương mai của hàng hóa tạm nhập tái xuất (Invoice)
Tuyên bố lý do hàng hóa tạm nhập tái xuất
Tái xuất hàng hóa sản phẩm đã nhập khẩu.
Kết quả chứng nhận cho hải quan nước xuất khẩu.
Kết quả trưng cầu cho hải quan nước nhập khẩu.
Khấu trừ thuế (trong tạm nhập tái xuấtt, hoàn thuế nhập khẩu, chuyển thuế, không nộp thuế xuất khẩu)
Đáp ứng đúng nguyên do tại sao phải tái xuất
Chống gian lận thương mại
Giảm thiểu rủi ro cho các thương nhân
và nhiều mục đích khác
Lưu ý: Một lô hàng bị cơ quan quản lý nhà nước, hải quan buộc Tái xuất, thì sẽ chịu phạt 100% và không được hoàn thuế!
Xin liên hệ thêm để biết thêm chi tiết:
Anh Nhân: 0918615612
Email: aimcontrol@aimcontrolgroup.com
THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TT-BCT QUI ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA TẠM NHẬP, TÁI XUẤT (GỒM CÁC HÀNG HÓA CẤM TẠM NHẬP, TÁI XUẤT)